Phương pháp giáo dục hành vi cho trẻ 4-6 tuổi
1. Vệ sinh
Giữ gìn vệ sinh bản thân và công cộng là việc mà mỗi cá nhân cần thực hiện. Hành vi này không những giúp đảm bảo sức khỏe cho bản thân mà còn hạn chế tối đã những ảnh hưởng, tác động xấu đến xã hội, môi trường.
Trẻ cần biết phải chủ động thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày mà không cần nhờ đến sự nhắc nhở, đốc thúc của cha mẹ. Các hoạt động vệ sinh cá nhân bao gồm: vệ sinh răng miệng, vệ sinh cơ thể, vệ sinh trang phục, vệ sinh không gian sinh hoạt và học tập…
Với môi trường công cộng, việc giữ gìn vệ sinh cũng cần được giáo dục chặt chẽ. Cha mẹ cần dạy trẻ các hành vi xả rác bừa bãi, hay làm bẩn, làm dơ môi trường sống là không tốt và cần phải bài trừ vì những hành vi đó sẽ gây hại đến môi trường sống chung của tất cả mọi người.
2. Ăn uống
Trẻ còn nhỏ thường hay hiếu động về chuyện này. Nhưng nếu được giáo dục hành vi ăn uống từ nhỏ trẻ sẽ hình thành được những ý thức văn hoá tốt cho chuyện này.
Những quy định bất thành văn trong khi ăn uống mà trẻ cần được cha mẹ dạy dỗ như ăn uống lịch sự, từ tốn; ăn uống với thái độ vui vẻ; các quy định trong giờ ăn, trên bàn ăn; các quy định trước và sau khi ăn…
Một số các hành vi ăn uống không có văn hoá cha mẹ nên dạy trẻ cần tránh như ăn uống vội vàng, vừa ăn uống vừa chơi đùa, hò hét; ăn uống không tập trung làm rơi vãi đổ bể…
3. Trang phục
Vấn đề trang phục liên quan đến diện mạo, hình ảnh bên ngoài của trẻ với người đối diện. Đồng thời nó cũng còn thể hiện chính con người của trẻ có quan tâm đến bản thân mình hay không. Quy định chung cho trang phục có văn hoá là sạch sẽ gọn gàng, không luộm thuộm. Ngoài ra còn là sự phù hợp về kiểu loại trang phục cho độ tuổi, không gian, thời gian sử dụng… Trang phục trẻ mặc đến trường sẽ khác với trang phục trẻ đi chơi, ở nhà…
Đặc biệt, hành vi văn hoá trang phục còn thể hiện qua cách sử dụng, lưu trữ và bảo quản. Cha mẹ cần dạy trẻ có thói quen chủ động bảo quản, sắp xếp ngăn nắp trang phục cá nhân như không để dơ, lấm bẩn; để đúng nơi quy định; vệ sinh giặt giũ, gấp xếp gọn gàng…
4. Giao tiếp – ứng xử
Hành vi giao tiếp ứng xử cũng là hành vi văn hoá nên đưa vào giáo dục cho trẻ mầm non. Ở lứa tuổi của trẻ chủ yếu hướng đến cách cư xử lễ phép, trang trọng và lịch sự cho từng đối tượng mà trẻ tiếp xúc. Hành vi giao tiếp ứng xử còn thể hiện cách trẻ xử lý các tình huống xảy ra hàng ngày như vui chơi với bạn bè, gặp gỡ hàng xóm, đi siêu thị, đi công viên…
Cha mẹ nên dạy trẻ nên thực hiện là không làm ồn, la hét, đùa giỡn lớn tiếng ở những nơi công cộng; nên nói chuyện có chủ ngữ – vị ngữ và dạ thưa lễ phép đối với người lớn; nên biết nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác và xin lỗi khi làm sai…
Hành vi văn hóa giao tiếp – ứng xử còn bao gồm việc thể hiện những tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của chính mình. Phụ huynh cần đặc biệt chú ý điều này, trẻ cần được hướng dẫn để có thể sẵn sàng chia sẻ, tâm sự câu chuyện, vấn đề của riêng mình với cha mẹ và những người xung quanh. Việc này sẽ giúp trẻ trở nên cởi mở, biết cách thể hiện quan điểm của mình và giao tiếp tự tin hơn.
Vợ cần gì? Chồng muốn gì? Tất cả đều có lời giải qua sinh trắc vân tay!
LÀM SINH TRẮC VÂN TAY TẠI F-TALENT - CON BẠN SẼ TRỞ THÀNH THIÊN TÀI?
Chủng Vân Tay RL-Nước Ngược Sáng Tạo, Lập Dị, Khác Người
CHỦNG VÂN TAY TẮC KÈ HOA WD WC khả năng linh hoạt trong giao tiếp một cách rất tự nhiên! Bố mẹ cần giao tiếp với con như thế nào?
Chủng Vân Tay Mắt Công WP
Dấu Vân Tay Và Những Điều Chúng Ta Chưa Biết